Cùng với nhà máy thủy điện Bá Thước 1, nhà máy thủy điện Bá Thước 2 thuộc Công ty CP Thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa. Nằm trong “bậc thang” thủy điện trên sông Mã, nhà máy thủy điện Bá Thước 2 ở phía dưới nhà máy thủy điện Bá Thước 1 khoảng 33 km theo đường sông.
Khởi công vào tháng 11/2009, nhà máy có 4 tổ máy với công suất lắp máy mỗi tổ 20MW, tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Sau hơn 3 năm xây dựng, tổ máy đầu tiên đã hòa lưới quốc gia vào tháng 12/2012 và tổ máy cuối cùng chính thức vận hành vào tháng 5/2013,
Thủy điện Bá Thước 2 sử dụng công nghệ tua bin Kapsun (tua bin kiểu bóng đèn), cột nước thấp nhằm mang lại hiệu quả và năng suất cao. Dự án là công trình cấp II được bố trí theo sơ đồ nhà máy kiểu lòng sông. Quy mô công trình gồm: Đập chính là đập bê tông trọng lực, tràn có cửa van bao gồm 14 khoang tràn.
Với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và kỹ thuật tiên tiến, thủy điện Bá Thước 2 đạt được hiệu suất cao, tối ưu việc sử dụng nguồn nước và hạn chế tối đa tác động đến môi trường. Nhà máy cung cấp điện năng cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng điện trung bình hơn 291 triệu kWh/năm, đấu nối vào trạm 220kV Bỉm Sơn.
Với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và kỹ thuật tiên tiến, thủy điện Bá Thước 2 đạt được hiệu suất cao, tối ưu việc sử dụng nguồn nước và hạn chế tối đa tác động đến môi trường. Ngoài nhiệm vụ phát điện, nhà máy thủy điện Bá Thước 2 còn góp phần kiểm soát lũ, phục vụ tưới tiêu cho hạ du sông Mã, giúp phát triển giao thông, du lịch, kinh tế cho huyện Bá Thước và khu vực.
Quá trình vận hành của nhà máy luôn gắn liền với bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và hài hòa với thiên nhiên. Việc tích nước lòng hồ thủy điện Bá Thước 2 góp phần làm điều hòa không khí và môi trường khu vực, tạo điều kiện môi trường sinh thái thuận lợi cho thủy sản sinh trưởng và phát triển.
Thủy điện Bá Thước 2 tạo ra nguồn năng lượng tái tạo, không chỉ giúp giảm thiểu lượng khí thải và ô nhiễm môi trường, mà còn là một "tài sản" cho thế hệ tương lai. Sự đổi mới công nghệ, tối ưu hóa hoạt động và tăng cường hợp tác với cộng đồng địa phương là những yếu tố quan trọng để nhà máy phát triển bền vững, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng của đất nước.