Nhà máy thủy điện Đak Mi 4 đề xuất mở rộng quy mô dự án
Loại hình:
Ngày chụp:
Vị trí:

[caption id="attachment_9280" align="alignnone" width="1800"] Đoàn công tác thăm nhà máy thuỷ điện Đak Mi 4A. Ảnh: PHAN VINH[/caption] Cụm nhà máy thủy điện Đak Mi 4 thuộc sở hữu của Công ty CP Thủy điện Đak Mi, là thành viên thuộc Tập đoàn Bitexco, có tổng mức đầu tư các dự án hơn 6.100 tỷ đồng. Cụm nhà máy thủy điện Đak Mi 4 bao gồm 3 nhà máy thủy điện bậc thang Đak Mi 4A, Đak Mi 4B và Đak Mi 4C. Mỗi nhà máy có 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt của cả cụm là 208MW, điện lượng bình quân nhiều năm khoảng 742,7 triệu kWh, phát điện thương mại và hòa lưới điện quốc gia tổ máy đầu tiên ngày 20/2/2012, tổ máy cuối cùng ngày 31/12/2012. [caption id="attachment_9278" align="alignnone" width="1800"] Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết khảo sát khu vực đập xả của nhà máy thủy điện Đak Mi 4A. Ảnh: PHAN VINH[/caption] Trải qua gần 13 năm vận hành, Cụm nhà máy thủy điện Đak Mi 4 đã sản xuất và cung cấp cho hệ thống điện quốc gia gần 10,5 tỷ kWh điện thương phẩm, đạt tổng doanh thu bán điện bao gồm cả thuế, phí là 12.579 tỷ đồng, nộp vào ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam và Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng Việt Nam hơn 2.400 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2024 đạt sản lượng 292,268 triệu kWh, doanh thu bán điện bao gồm cả thuế, phí hơn 408,1 tỷ đồng, nộp vào ngân sách nhà nước tỉnh và Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng Việt Nam 222,524 tỷ đồng. Từ năm 2024, dự kiến hàng năm công ty đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 350 tỷ đồng. [caption id="attachment_9279" align="alignnone" width="1800"] Cụm nhà máy thủy điện Đak Mi 4 đã sản xuất và cung cấp cho hệ thống điện quốc gia gần 10,5 tỷ kWh điện thương phẩm. Ảnh: PHAN VINH[/caption] Cùng với việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vận hành ổn định các nhà máy, công ty còn thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai và điều tiết hồ chứa. Tuân thủ đúng chỉ đạo, điều hành của các Cơ quan có thẩm quyền theo đúng Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, góp phần điều hòa, cắt, giảm lũ trong mùa lũ và giảm thiểu nguy cơ thiếu nước trong mùa cạn cho hạ du thuộc lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. [caption id="attachment_9281" align="alignnone" width="1800"] Đoàn công tác thăm phòng vận hành của nhà máy thủy điện Đak Mi A. Ảnh: PHAN VINH[/caption] Ông Vũ Đức Khánh - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Đak Mi đề xuất với đoàn công tác về mong muốn mở rộng quy mô dự án với công suất 30MW. Theo đó, nhà máy cần diện tích khoảng dưới 15ha, tải điện dựa trên đường lưới có sẵn, tổng kinh phí đầu tư 500 tỷ đồng; dự kiến, nếu dự án đi vào hoạt động sẽ mang về doanh thu khoảng 100 tỷ đồng/năm. Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết ghi nhận những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp, đánh giá cao những nỗ lực của đơn vị trong sản xuất kinh doanh và điều tiết lưu lượng nước vào mùa lũ thời gian qua. "Đối với đề xuất của Công ty CP Thủy điện Đak Mi về dự án mở rộng nhà máy, đề nghị doanh nghiệp làm đề xuất trình lên các cấp có thẩm quyền. Đồng thời, các sở ban ngành liên quan và huyện Phước Sơn cũng rà soát lại xem có phù hợp với quy hoạch hay không để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp" - Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết. [caption id="attachment_9277" align="alignnone" width="1800"] Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết để nghị các cơ quan liên quan xem xét đề xuất mở rộng dự án của Công ty CP Thuỷ điện Đak Mi 4. Ảnh: PHAN VINH[/caption] [caption id="attachment_9276" align="alignnone" width="1280"] Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết trao tặng quà cho các cán bộ, công nhân viên của nhà máy thủy điện Đak Mi. Ảnh: Văn Tài[/caption] Tin liên quan • Thủy điện Đak Mi chuẩn bị sẵn sàng đón mùa lũ 2024 • Thủy điện Đak Mi hỗ trợ 20 triệu đồng tạo sinh kế cho người mãn hạn tù hoàn lương • Thủy điện Đak Mi 4 cán mốc 10 tỷ kWh điện thương phẩm

Biến mỏ than ngập nước thành trang trại điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới
Loại hình:
Ngày chụp:
Vị trí:

Giống như các trang trại năng lượng mặt trời thông thường, công nghệ năng lượng mặt trời nổi không phải là mới và đã được lắp đặt trước đây ở Nhật Bản, Israel và Anh. Nhưng Trung Quốc lại đứng đầu thế giới về quy mô.

Theo các chuyên gia, năng lượng mặt trời nổi trên mặt nước có nhiều lợi ích. Nhiệt độ thấp hơn giúp tăng hiệu suất lên tới 10%. Các tấm pin cũng không có bụi bẩn và sạch hơn. Các tấm pin dễ vệ sinh, giảm thiểu chất thải. Nếu lắp đặt trên các hồ chứa nước, các tấm pin mặt trời làm giảm sự bốc hơi. Bên cạnh đó, năng lượng mặt trời nổi tận dụng các khu vực mặt nước không sử dụng và giá rẻ hơn.

[caption id="attachment_9235" align="alignnone" width="1500"] Hệ thống điện mặt trời nổi. Ảnh: TM[/caption]

Thành phố Hải Nam (tỉnh An Huy) được biết đến là vùng đất giàu than đá nhưng rất dễ gặp lũ lụt do mưa lớn. Ở một số khu vực, nước có thể sâu từ 4-10m. Trung Quốc đã quyết định đầu tư xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời tại đây. Sau khi hoàn thành xây dựng, dự án đã được đưa vào vận hành vào tháng 5/2017.

Dự án điện mặt trời nổi này có diện tích 800.000m2, tương đương hơn 400 sân bóng đá, được xây dựng trên một mỏ than cũ đã bị ngập nước. Hệ thống điện mặt trời có công suất 40 megawatt (MW), do Sungrow Power Supply phát triển và sở hữu. Dự án cung cấp đủ năng lượng sạch cho 15.000 hộ gia đình.

Thời gian hoạt động dự kiến của những tấm pin này có thể kéo dài đến 25 năm. Đây là dự án điện mặt trời trên vùng trũng lớn nhất thế giới.

[caption id="attachment_9236" align="alignnone" width="1500"] Công nhân lắp đặt hệ thống pin mặt trời. Ảnh: TM[/caption] [caption id="attachment_9234" align="alignnone" width="1500"] Diện tích tương đương hơn 400 sân bóng đá. Ảnh: TM[/caption]

Theo đơn vị vận hành, hệ thống phao được bố trí cách xa mép hồ 200-300m nhằm bảo đảm hệ thống này không bị ảnh hưởng nếu mực nước xuống thấp. Nhìn trên bề mặt, mọi người có thể nghĩ rằng phao nổi tự do trên nước, nhưng sự thật là có hơn 1.000 cọc bê tông làm trụ đỡ ở dưới lòng hồ để giữ hệ thống phao ổn định.

Một chuyên gia địa phương cho hay, nhà máy ở Hoài Nam không chỉ tận dụng tối đa khu vực mặt nước hồ bỏ không, giảm nhu cầu về đất, mà còn tăng sản lượng điện sạch.

Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất điện mặt trời hàng đầu thế giới. Dự án ở Hoài Nam là minh chứng cho thấy quốc gia này đang bứt phá trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Tin liên quan

• Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 5 tổ chức huấn luyện công tác phòng cháy chữa cháy năm 2024

• Thực tập phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nhà máy điện mặt trời Nhị Hà • Nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất Đông Nam Á, góp phần làm giảm 214.000 tấn CO2 mỗi năm

Thủy điện Đak Mi chuẩn bị sẵn sàng đón mùa lũ 2024
Loại hình:
Ngày chụp:
Vị trí:

[caption id="attachment_9252" align="aligncenter" width="1800"] Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm bên lề Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm 2023 – Triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Ảnh: Văn Tài[/caption] Chiều 19/7/2024 vừa qua, tại TP Đà Nẵng, Công ty CP Thủy điện Đak Mi chủ trì tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm 2023 – Triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Tham gia hội nghị này có đại diện lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Quảng Nam, Công ty CP Thủy điện A Vương, Công ty Thủy điện Sông Bung, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Đại Lộc (Quảng Nam), Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ và Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng. Tại hội nghị, thủy điện Sông Bung có bài tham luận về công tác phối hợp vận hành đảm bảo an toàn công trình và giảm lũ cho hạ du của hồ Sông Bung 2, Sông Bung 4 ; thủy điện A Vương tham luận về công tác phối hợp thông tin cảnh báo vùng hạ du khi xả tràn hồ chứa. Cùng với đó, Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ đã trình bày đánh giá dự báo về tình hình thiên tai trong mùa lũ năm 2024 ; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đại Lộc tham luận về công tác phối hợp thông tin giữa Ban chỉ huy PCTT địa phương với các chủ hồ theo Quy chế phối hợp ; Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng tham luận về công tác phối hợp khai thác nước hiệu quả nguồn nước chạy máy từ các hồ thủy điện. Công ty CP Thủy điện Đak Mi cũng đã trình bày báo cáo tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 và công tác phối hợp vận hành hồ chứa lưu vực sông Vu Gia, tham luận về công tác phòng chống thiên tai. [caption id="attachment_7323" align="aligncenter" width="1800"] Hồ thủy điện Đak Mi 4.[/caption] Các thủy điện giúp giảm lũ cho hạ du sông Vu Gia Sông Vu Gia là một nhánh chính của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, có chiều dài tính đến thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc là 166km, diện tích lưu vực là 5.180 km2, còn tính đến Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng thì chiều dài là 189km. Trên lưu vực sông Vu Gia (tỉnh Quảng Nam) có nhiều nhà máy thủy điện với 11 đơn vị quản lý, vận hành. Trong đó, có các hồ thủy điện lớn như cụm thủy điện Đắk Mi 4, A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4... Các hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn vận hành theo quy trình liên hồ chứa được ban hành kèm theo Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ gồm 11 chủ hồ đang quản lý vận hành các hồ thủy điện gồm: Đắk Mi 2, Đak Mi 3, Đak Mi 4, A Vương 3, Za Hưng, A Vương, sông Bung (sông Bung 2 và 4), sông Bung 4A, sông Bung 5, sông Bung 6, sông Côn 2 (bậc 1 và bậc 2) và các quy trình đơn hồ do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo thống kê, mùa mưa lũ năm 2023 trên lưu vực sông Vu Gia đã xảy ra 4 đợt mưa lũ từ ngày 1/9 - 15/12/2023.Các hồ thủy điện trên lưu vực đã tuân thủ các quy trình vận hành liên hồ chứa, đơn hồ, đảm bảo an toàn cho các công trình và vùng hạ du, công tác PCTT&TKCN theo các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai. Tính riêng thủy điện Đak Mi 4A, trong 3 đợt mưa gây lũ về hồ chứa, tổng lượng lũ về hồ là gần 335 triệu m3, tổng lượng nước chạy máy là gần 40 triệu m3, tổng lượng nước điều tiết qua tràn là gần 195 triệu m3.. Thủy điện Đak Mi đã cắt, giảm hơn 100 triệu m3 (giảm được 30% lượng nước xả xuống hạ du). Thủy điện A Vương đã cắt, giảm gần 184 triệu m3 nước đổ về hạ du, chiếm 76,7% lượng nước về hồ trong giai đoạn lũ. Thủy điện Sông Bung 4 cắt, giảm hơn 83 triệu m3 nước, giảm được 77% lượng nước xả xuống hạ du… Thủy điện Đak Mi cũng đã tổ chức trực ban 24/24, thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, mưa lũ trên khu vực, xử lý kịp thời các điểm sạt lở đảm bảo giao thông phục vụ vận hành an toàn, ổn định các Nhà máy. Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam vận hành các hồ chứa tuân thủ đúng theo các quy trình vận hành, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Với các biện pháp chủ động và phối hợp chặt chẽ cùng các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia, mùa mưa lũ 2023 hầu hết các thủy điện điều tiết nước qua tràn với lưu lượng nhỏ, không xảy ra thiệt hại cho hạ du. [caption id="attachment_8656" align="aligncenter" width="1800"] Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia giúp cắt giảm lũ cho hạ du.[/caption] Chủ động ứng phó trước mùa mưa lũ 2024 Theo dự báo, từ tháng 9 – 12/2024 xảy ra mưa lớn, có khả năng bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra 5 - 8 cơn, dòng chảy trên các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khả năng xuất hiện 3 - 5 đợt lũ. Đỉnh lũ lớn nhất năm có khả năng ở mức cao hơn năm 2023 và cao hơn đỉnh lũ TBNN. Đỉnh lũ lớn nhất năm trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa ở mức xấp xỉ báo động III đến trên báo động III; trên sông Thu Bồn ở mức trên báo động II đến trên báo động III; Thời gian xuất hiện lũ lớn nhất từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 11/2024. Tại hội nghị, các đơn vị đã cùng thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong PCTT&TKCN. Khi có mưa bão, hệ thống thông tin liên lạc bằng sóng di động thường xuyên bị gián đoạn nên rất cần tăng cường để đảm bảo cho các hệ thống phục vụ quyết định vận hành hồ chứa. Để ứng phó với những tình huống phức tạp của mưa lũ, bảo đảm tốt nhất cho hạ du của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng, các đơn vị kiến nghị cơ quan chuyên môn tăng cường chất lượng, độ chính xác của các bản tin dự báo đợt mưa lớn, mức ngập lụt hạ du của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn để làm căn cứ quyết định vận hành giảm lũ cho hạ du. Tại thủy điện Đak Mi 4, từ đầu năm đến nay trên lưu vực hồ chứa chủ yếu chịu ảnh hưởng của nắng nóng. Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 16/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Công văn số 630/UBND-KTN ngày 24/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông trong mùa cạn năm 2024, hồ chứa thủy điện Đak Mi 4A đã vận hành điều tiết xả nước về hạ du với tổng lượng khoảng 245 triệu m3 nhằm đảm bảo cấp nước hạ du sông Vu Gia. Trước những diễn biến bất thường của thiên tai mùa lũ 2024 thời gian tới, nhất là tình huống mưa lũ lớn kéo dài, bão mạnh, lũ quét, sạt lở đất…, để chủ động ứng phó hiệu quả, thủy điện Đak Mi 4 cũng đã đưa ra những biện pháp chủ động. Thủy điện Đak Mi 4 đã kiểm tra các hạng mục công trình: Đập dâng, nhà máy và các taluy để đánh giá tình hình sạt lở, thấm và thoát nước để xử lý kịp thời trước khi có đợt mưa lũ tiếp theo; phối hợp cung cấp chia sẻ thông tin số liệu khí tượng thủy văn, kế hoạch vận hành hồ chứa hằng ngày, bản tin dự báo lũ, thông báo vận hành xả tràn hồ chứa với các chủ công trình trên lưu vực sông Vu Gia đảm bảo khai thác, vận hành an toàn công trình, giảm lũ cho hạ du hiệu quả. Đồng thời, rà soát quy chế phối hợp với các địa phương để điều chỉnh, bổ sung; kiểm tra hệ thống cảnh báo xả lũ ở hạ du; kiểm tra kết nối trực tuyến với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam. Ứng với mỗi trận lũ, căn cứ vào bản tin dự báo lũ của Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ và các nguồn dự báo khác, Đak Mi JSC đều xây dựng kịch bản vận hành hồ chứa, quan hệ lượng mưa X - lưu lượng về hồ Q (1giờ/lần) để theo dõi và vận hành điều tiết nước theo đúng chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam. Tin liên quan Thủy điện Đak Mi 4 cán mốc 10 tỷ kWh điện thương phẩm Thời sự VTV1: Thủy điện Đak Mi 4 chủ động điều tiết lũ về hạ du